☘️Hạt Giống Dưa Leo - 350 HẠT V-7.4.2
Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột là một loại quả giàu chất khoáng, chất xơ và Vitamin giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng và khỏe mạnh hơn.
Dưa leo có thể chế biến rất nhiều món ăn bổ dưỡng như: dưa leo muối, kim chi dưa leo, dưa leo chua ngọt, dưa leo bóp xổi, nộm dưa leo với tôm thịt,...
Với những kỹ thuật gieo trồng hạt giống dưa leo không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể có một giàn dưa leo xanh tốt ngay trong sân vườn nhà. Theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để tham khảo về cách trồng hạt giống dưa leo tại nhà nhé.
"Ăn dưa leo mỗi ngày sẽ tốt cho bệnh xương khớp, chống bệnh tiểu đường, điều hòa huyết áp, tốt cho thận và ngăn chặn ung thư…."
Điều kiện gieo trồng: nhiệt độ thích hợp để hạt giống dưa leo sinh trưởng tốt là từ 18 – 30 độ C
Thời vụ gieo trồng: hạt giống dưa leo có thể trồng được quanh năm, nhưng cho nhiều trái nhất vào hai vụ đông xuân và hè thu. Cây thuộc nhóm ưa nhiệt, có nhiều ánh sáng thì trái sẽ nhanh lớn và có chất lượng tốt.
Đất trồng: bộ rễ của dưa leo yếu và sức hấp thụ của rễ kém nên cần trồng hạt giống dưa leo trong đất giàu dinh dưỡng, đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, tơi xốp và màu mỡ. Độ PH đất 6-6,5, nếu dưới 5,5 thì rắc thêm vôi để tăng độ PH .Trước khi trồng hạt giống dưa leo nên trộn một ít phân hữu cơ hoặc phân vi sinh vào đất.
Gieo hạt giống:
Bước 1: Hạt giống dưa leo ngâm nước ấm (tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 4 – 6 tiếng. Sau đó, vớt hạt giống dưa leo ra ủ trong khăn ẩm và cho vào túi nilon buộc chặt. Khi nào hạt giống dưa leo nứt nanh nhú mầm trắng thì đem gieo tại các bầu đất hoặc khay ươm.
Bước 2: Sau khi gieo hạt giống dưa leo thì phủ hạt bằng lớp đất mỏng hoặc dùng bạt che kín lại. Khi cây con cao khoảng 5cm với hai lá mầm to và chồi lá ở giữa đang chuẩn bị nhú, đem tách ra trồng vào chậu lớn hơn.
Tưới nước: Mùa nắng tưới 2 lần/ngày và sáng sớm và chiều tối. Tăng cường lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn, nhất là thời kì ra hoa trái rộ và cần thoát nước cho dưa leo trong mùa mưa. Không tưới nước lên hoa và quả dưa leo non để tránh đui hoa và rụn quả.
Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa leo khá cao, hấp thụ mạnh nhất là kali, tiếp đến là đạm. Cây dưa leo mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất và không chịu được nồng độ phân cao, vì vậy phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung. Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng cây dưa leo hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác, đến khi dưa phân nhánh và kết trái hấp thụ mạnh kali.